Tượng Phật Quan Âm Văn Thù Sư Lợi VTSL01

Mã sản phẩm: VTSL01

Về sự tín ngưỡng, tôn trí, thờ phụng ở những ngôi chùa Việt Nam, chúng ta thường thấy Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đứng hầu phía tay trái đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tay cầm kiếm và ngồi trên lưng con sư tử xanh. Tuy nhiên, là người con Phật, chúng ta phải đặt niềm tin và sự hiểu biết về Bồ tát Văn thù Sư Lợi như thế nào cho đúng với tinh thần Phật giáo?

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho đủ theo âm Hán là Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. Đại Trí là trí tuệ (pràjnà) thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối. Trí này có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô thành thanh tịnh, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù đối đãi, đạt giải thoát toàn diện.
 

Văn Thù Sư Lợi là dịch âm từ tiếng Phạn Manjusri. Các nhà cựu dịch gọi là Văn Thù Thi Lị, còn tân dịch gọi là Văn Thù Thất Lị, gọi tắt là Văn Thù. Còn nếu dựa trên cơ sở các kinh Đại Thừa, chúng ta lại thấy rằng: Ngài có rất nhiều tên gọi khác nhau.

 
Như kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Niết Bàn gọi là “Diệu Đức”. Hoặc kinh Vô Hành gọi là “Diệu Thủ”. Đối với kinh Quán Sát Tam Muội, kinh Đại Tịnh Pháp Môn thì gọi là “Phổ Thủ”. Còn kinh A Mục Khư, kinh Phổ Siêu có danh xưng là “Như Thủ”. Hay kinh Đại Nhật gọi là “Diệu Cát Tường”,...
 
Căn cứ  vào kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn, thì Bồ tát này đã sinh vào nhà Bà La Môn Phạm Đức, ở tụ lạc thuộc nước Xá Vệ. Khi Bồ tát thị hiện, ngôi nhà bỗng hóa thành hoa sen. Điều đặc biệt là Bồ tát cũng sanh từ hông phải. Và sau đó đã xuất gia, học đạo với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, kinh này không nói rõ thời gian và niên đại xuất hiện của Bồ tát nên cũng khó xác chứng cụ thể. Vì vậy, nhân vật trên có phải là Bồ tát Văn Thù được giới thiệu trong các kinh Đại Thừa hay không vẫn còn là câu hỏi dành cho các nhà sử học Phật giáo.
 
Trong Phật giáo, nhất là Phật Giáo Đại thừa, những nhân vật và hình tượng, ngoài ý nghĩa lịch sử, truyền thuyết, nó còn mang tư tưởng triết học, ẩn dụ và biểu trưng. Người học Phật chúng ta nếu không nắm bắt được tinh thần này, thì chắc chắn sự nhận thức sẽ dễ rơi vào định kiến, cực đoan và bị các quan niệm tôn giáo hữu thần đồng hóa.
 
Trên tinh thần giáo dục và chuyển hóa, chân dung và phẩm tính của Bồ tát Văn Thù đã trở thành bài học ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Do đó, tư cách của Bồ tát Văn Thù thường có ý nghĩa khai thị và thức tỉnh cho tất cả chúng sinh.
 
Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề khai thị của Bồ tát Văn Thù thì lẽ đương nhiên phải khẳng định rằng: Tất cả chúng ta đều có đầy đủ căn bản trí, đầy đủ trí, tụê, chứng nhưng căn bản trí hay trí, tụê, chứng đó sở dĩ không phát huy hết công dụng.
 
Tại sao lại vậy? Bởi vì chúng ta không chịu tỉnh thức, không chịu trở về nhận ra kho tàng trí tuệ của chính mình. Khi hành giả nhận ra kho tàng trí tuệ tức là nhận ra đức tính Văn Thù ở chính tự tâm, nhận ra được niệm tỉnh sáng của bản giác tự tại vô ngại. Vì vậy, đồng là căn bản trí, đồng là trí, tuệ, chứng  nhưng Bồ tát Văn Thù đã thắp sáng và thể hiện đến tận cùng, còn ngược lại chúng ta thì vẫn cứ nằm trong vô minh, phiền não, khổ đau.
 
Chính vì thế, để xây dựng một xã hội ổn định và phát triển, hơn bao giờ hết tất cả chúng ta phải tự hóa thân mình thành những vị Bồ tát Văn Thù để dẫn đạo tình thương, trí tuệ làm cho xã hội hướng đến đời sống an lạc và hạnh phúc. Đây không phải là sự kêu gọi cho lý tưởng mà mục đích là thực tiễn hóa đời sống. Nếu con người đã hóa thân được như vậy, sẽ đem lại phúc lạc cho xã hội hiện tại và tương lai biết bao nhiêu!
 
Nếu chúng ta sống với trí tuệ từ bi như thế, bất cứ xã hội nào cũng sẽ rất cần. Vì chúng ta đi vào cuộc đời là để trao truyền bức thông điệp “hiểu biết và tình thương”, thực hiện lý tưởng bình đẳng trong đời sống giữa người với người, giữa người với đời sống xã hội. Và chỉ khi nào người đệ tử của đức Phật (bao gồm xuất gia, tại gia) thể hiện được điều đó thì Phật giáo mới xây dựng được niềm tin, hy vọng và nguồn an lạc cho mọi người.
 

Cơ sở điêu khắc Tượng phật bằng Đá non nước đà nẵng đươc chế tác thủ công qua bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân làng đá non nước. Sản phẩm làm sản xuất trực tiếp tại cơ sở giao hàng tận nơi

Được làm bằng đá thủ công bằng tay, giúp tác phẩm có tính thẫm mỹ, phóng khoáng, và duy nhất

Tượng đá cẩm thạch tự nhiên, mầu sắc tinh khiết

Tượng đá chịu đựng tốt khi trưng bày dưới thời tiết nắng mưa

Đá mỹ nghệ non nước tinh khiết, chỉ cần dùng nước làm sạch tượng

Tượng đá dùng cho thờ cúng, phong thủy, làm đẹp nhà vườn

Liên hệ ngay với chúng tôi:

Cơ sở điêu khắc Đá mỹ nghệ Non nước Đà Nẵng chuyên cung cấp:

Cơ sở tạc tượng phật uy tín Đà Nẵng
Tuong phat quan am da non nuoc
Tuong phat a di da da non nuoc
Tuong phat thich ca da non nuoc
Tuong phat di lac da non nuoc
Tuong phong thuy da non nuoc
Tuong cong giao da non nuoc

Mỗi sản phẩm của chúng tôi điều được lựa chọn rất kỷ từ chất lượng, hình thức đẹp trước khi chuyển đến tay quý khách và đón nhận với tinh thần hài lòng,ưng ý, hoan hỷ, chất lượng cao, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách.
Nhận đặt hàng theo yêu cầu quý khách

Địa chỉ: Lô số 14 phân khu X9 làng đá mỹ nghệ Non Nước, Đà Nẵng
Email: baovuong2410@gmail.com
Hotline: 0905 856 390
Website: tuongphatdanonnuoc.com

Sản phẩm cùng loại

Tượng Phật Quan Âm Văn Thù Bồ Tát SP03

Về sự tín ngưỡng, tôn trí, thờ phụng ở những ngôi chùa Việt Nam, chúng ta thường thấy Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đứng hầu phía tay trái đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tay cầm kiếm và ngồi trên lưng con sư tử xanh. Tuy nhiên, là người con Phật, chúng ta phải đặt niềm tin và sự hiểu biết về Bồ tát Văn thù Sư Lợi như thế nào cho đúng với tinh thần Phật giáo?

Call 0905 856 390

Tượng Phật Quan Âm Văn Thù Bồ Tát SP02

Bồ Tát Văn Thù tên gọi đầy đủ là Văn Thù Sư Lợi. Ngài quán sát được hết sự phức tạp của thế giới, khéo léo dẫn dắt, giáo hóa. Ngài không chỉ dẫn dắt, giáo hóa vô số chúng sinh mà còn được ví như thánh mẫu của Tam thế chư Phật thành đạo. Trong các Đại Bồ Tát thì Bồ Tát Văn Thù được ban cho Phật hiệu là “Đại trí”. Ngài là vị Bồ Tát hàng đầu trợ duyên cho Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng dương Phật pháp. Vì vậy, ngài được tôn kính là Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi.

Call 0905 856 390
Hotline